NHÀ THƠ PHẠM SỸ SÁU
Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu thuở mới bước vào làng văn còn có bút danh Ngy Xuân Sơn. Ông sinh ngày 24 tháng 6 năm 1956 tại Hoà Hiệp, Hoà Vang, Quảng Nam, nay thuộc thành phố Đà Nẵng; tốt nghiệp Khoa Lý hoá vạn vật Trường đại học Khoa học Sài Gòn. Tháng 7 năm 1977, ông tham gia quân đội, sang chiến đấu ở Campuchia.
Tháng 9 năm 1986, Phạm Sỹ Sáu đi học báo chí Trường Sĩ quan chính trị Bắc Ninh, làm phóng viên báo Quân khu 7. Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội kiêm Chánh văn phòng Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu hiện là Trưởng phòng Truyền thông, kiêm phụ trách Khai thác tác quyền trong nước Nhà xuất bản Trẻ.
Phó Chủ tịch Hội kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015); Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh khoá VII (2015-2020).
Uỷ viên Hội đồng Thơ - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Hãy mở lòng ra mùa thu tới (thơ, Mây Biển, Đà Nẵng, 1973)
- Khúc ca vào chiến dịch (ký sự thơ, in chung, NXB Văn Nghệ & báo Tuổi Trẻ, TP.HCM, 1981)
- Điểm danh đồng đội (thơ, NXB Văn Nghệ, TP.HCM, 1988)
- Ra đi từ thành phố (trường ca, NXB Trẻ, TP.HCM, 1994)
- Chia tay cửa rừng (thơ NXB Trẻ, TP.HCM, 2002)
- Gởi bạn bè làm xong nghĩa vụ (thơ, NXB Trẻ, TP.HCM, 2004)
- Phạm Sỹ Sáu, thơ với tuổi thơ (thơ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005)
- Khúc ca đồng đội (thơ, NXB Trẻ, TP.HCM, 2008)
- Giữa ngày và đêm (trường ca, NXB Văn Hoá Dân Tộc, 2017)
Có ký và tản văn in chung trong các tuyển tập văn về lính của NXB Văn nghệ TP.HCM trong những năm 1980, 1990.
Giải thưởng văn học:
- Giải Nhất về thơ Cuộc vận động sáng tác Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn do Hội Văn nghệ, Thành đoàn và báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong 2 năm 1980 -1981,
- Giải Nhì về ký do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức Kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố năm 1985.
- Giải Nhất về thơ và Giải Nhì về ký trong Cuộc thi của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 1985 nhân kỷ niệm 40 năm thành lập nước.
- Giải thưởng Văn học Sông Mekong năm 2009.
- Giải B Văn học về đề tài LLVTND và CTCM 5 năm 1999 - 2004.
Quan niệm văn học:
“Sống và viết về thế hệ mình, viết cho tốt, có thể là một đóng góp nho nhỏ của bản thân vào sự nghiệp to lớn của nhân dân anh hùing. Và có thể cũng trả dần được món nợ thiêng liêng đối với đồng đội, với dân tộc trong cuộc chiến tranh bị lãng quên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975”.
Nguồn: http://nhavantphcm.com.vn